Kenya – Cái Nôi Huyền Thoại Điền Kinh Thế Giới
Vùng đất Kenya được biết đến như một cái nôi của vô số huyền thoại điền kinh thế giới. Từ lúc còn là các cậu bé, họ đã phải sống ở những nơi có điều kiện kham khổ, và rồi được gieo mầm giấc mơ được trở thành các nhà vô địch.
Thành công ghi tên quốc gia Kenya
Tại Olympic năm 2016 được tổ chức ở Rio, Kenya là quốc gia châu Phi đã sở hữu cho mình với 13 huy chương: 6 huy chương Vàng, 6 huy chương Bạc và 1 huy chương Đồng. Và tất cả các huy chương ở trên đều thuộc về môn thể thao là điền kinh.
Kenya không phải là một cường quốc về thể thao. Tuy nhiên riêng về môn điền kinh, họ như người thống trị sân chơi Olympic ở những nội dung chạy trung bình và chạy đường trường. Những cái tên huyền thoại họ đã sản sinh ra như: Catherine Ndereba, Paul Tergat, David Rudisha, John Ngugi, Eliud Kipchoge, …
Các vận động viên điền kinh Kenya vượt lên chính mình giành thành tích cao tại các giải đấu.
VĐV Eliud Kipchoge là vận động viên đầu tiên trong lịch sử đã hoàn thành cự ly marathon với mức thành tích dưới 2 giờ ở quãng đường dài 42,195 km. Anh cũng là người đang giữ kỷ lục vđv chạy marathon nhanh nhất trên thế giới mọi thời đại tại giải Berlin Marathon năm 2018, với thành tích đạt là 2h1p39”.
Vận động viên Brigid Kosgei là cô gái đã phá vỡ kỷ lục ở đường đua bán marathon dành cho nữ tại giải đấu chạy Great North Run diễn ra vào năm 2019 ở tại nước Anh
Vận động viên David Rudisha đã từng giành được huy chương vàng Olympic ở tại London 2012 và cả ở Rio 2016. Anh cũng trở thành nhà vô địch thế giới 2 lần vào năm 2011 và năm 2015, đồng thời cũng giữ kỷ lục ở nội dung chạy 800 mét. Anh là cựu học sinh ở ngôi trường St Patrick’s.
Ngôi trường nuôi dưỡng các tài năng
Trường trung học nội trú St Patrick nằm ở vị trí Iten, phía tây Kenya. Nơi đây cách thủ đô Nairobi 350 km. Ngôi trường này là nơi sống và học tập của hơn 1.210 cậu bé. Trường học này được tạo dựng bởi Colm O’Connell vào năm 1976. Người đàn ông này đến từ Ireland và được gọi là “người bố già của điền kinh Kenya”. Ông đã biến vô số cậu bé nghèo của đất nước Đông Phi này; thành những vận động viên nổi tiếng trên các đường chạy điền kinh.
Từ khổ cực vươn đến khát khao thành công mãnh liệt
Tất cả các học sinh ở đây đều được phân bổ sống trong những căn phòng ký túc chật hẹp và ẩm thấp. họ ngủ tại những chiếc giường tầng đã rỉ sét. Không gian của mỗi học sinh chỉ gói gọn trong chiếc giường ấy.
Hàng ngày, những học sinh ở đây bắt đầu từ lúc 4 giờ 30 phút sáng; kết thúc vào lúc 10 giờ tối. Xen kẽ là giờ nghỉ giải lao, có 3 bữa ăn và thêm 1 tiếng 30 phút dành cho những hoạt động thể thao. Mọi vi phạm đều sẽ phải nhận các hình phạt nghiêm khắc bằng roi.
Ở các nước phát triển, VĐV chuyên nghiệp của họ đều được nhận những hỗ trợ chăm sóc đặc biệt. Mọi thứ trong hoạt động luyện tập đều được tối ưu và cung cấp đầy đủ. Còn với những VĐV sống tại St Patrick. Họ chỉ có thể chạy, và chạy với một khát khao đạt được thành công một cách mãnh liệt.
Nguồn: Kenh14